Sunday, February 13, 2011

Thông điệp riêng của doanh nghiệp qua biểu tượng Logo

Thông điệp riêng của doanh nghiệp qua biểu tượng Logo


"Với một logo được thiết kế tốt, các khách hàng tiềm năng có thể thấy ngay được công ty của bạn sẽ đem lại cho họ những gì. Logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về công ty bạn. Ví dụ chữ M hình cánh cổng màu vàng của Mc Donal, hoặc hình boomerang của Nike - là hai logo rất ấn tượng thể hiện rõ rệt các hãng này"
Các dạng logo
Nhìn chung, có ba loại logo. Thứ nhất là các logo dạng chữ. Ví dụ các logo của IBM, Microsoft và Sony sử dụng các kiểu chữ được viết cách điệu trông rất ấn tượng. Thứ hai là các logo sử dụng hình ảnh để giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của công ty, ví dụ như một công ty chuyên sơn nhà sử dụng hình ảnh của một cái chổi trên logo của nó. Và cuối cùng là các logo đồ hoạ trừu tượng, ví dụ logo hình boomerang của Nike. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực marketing, loại logo này chỉ có ý nghĩa khi công ty có thể truyền tải được những thông điệp về công ty tới các khách hàng thông qua những liên tưởng mà nó đi kèm. Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu tinh thần đó tốn kém về cả thời gian và tiền bạc. Logo boomerang của Nike chẳng có mấy ý nghĩa ngoài những gì đã được tạo ra theo năm tháng bằng những nỗ lực tiếp thị quảng bá đã chuyển tải logo này thành một "dấu hiệu nhận biết" cho một phong cách thể thao.
Với các công ty đang phát triển thì việc tạo ra những liên tưởng như vậy không dễ, do vậy họ thường chọn thiết kế logo minh hoạ được hoạt động của công ty.
Bắt đầu
Trước khi phác hoạ, bạn hãy chỉ rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải thông qua logo của mình. Hãy thử viết một câu về hình tượng và khẩu hiệu của công ty để giúp bạn tập trung nỗ lực. Và hãy tuân theo khẩu hiệu này trong khi bạn thiết kế logo.
Nhưng như vậy cũng có thể chưa đủ để cho bạn bắt đầu. Sau đây là một vài lưu ý giúp bạn tạo ra một logo thích hợp cho công ty.
Xem xét logo của các công ty khác trong cùng lĩnh vực với công ty của bạn. Các công ty cạnh tranh sử dụng các hình ảnh liền khối, vừa phải, hay các khối đồ hoạ và màu sặc sỡ? Hãy thử nghĩ xem bạn muốn logo của mình phải khác logo của họ như thế nào.
Tập trung vào thông điệp của bạn. Quyết định những gì bạn muốn giới thiệu về công ty mình. Những gì làm cho nó độc đáo so với các công ty cạnh tranh? Tính chất của đối tượng mà bạn đang hướng tới là gì? Những yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình thiết kế mới hay thiết kế lại logo.

Làm cho nó đẹp và thiết thực. Logo của bạn phải sử dụng được trên danh thiếp của bạn cũng như trên thành một chiếc xe tải. Một logo tốt thì có thể phóng to, thu nhỏ, dễ tạo, dễ nhớ và dễ phân biệt. Hình tượng thì tốt hơn ảnh do ảnh có thể không rõ nếu phóng to hoặc thu nhỏ đáng kể. Và cũng cần đảm bảo cho logo có thể được sao lại dưới dạng đen trắng để có thể gửi fax, hoặc sử dụng một cách hiệu quả như đối với logo màu.
Tên gọi công ty của bạn sẽ ảnh hưởng đến thiết kế logo. Nếu tên công ty của bạn là "D.C. Jewelers" thì bạn sẽ muốn dùng một kiểu phông chữ hoa kiểu cách để nêu bật lên các chữ cái (đặc biệt nếu tên của công ty bạn cấu thành từ các chữ cái viết tắt). Với một công ty có tên "công ty In Tia Chớp", thì logo có thể nêu bật một liên tưởng sáng tạo nào đó của một tia chớp.
Dùng logo của bạn để thể hiện các ích lợi chính của công ty bạn. Những logo tốt nhất tạo ra được một thông điệp trực tiếp bằng tranh hoặc hình ảnh mà không phải bằng lời. Ví dụ logo của "Công ty In Tia Chớp" có thể cần truyền tải ích lợi về mặt kinh doanh là "siêu nhanh, đảm bảo". Hình ảnh của tia chớp có thể gợi ra tốc độ và sự đảm bảo.
Không dùng các mẫu sẵn có. Dù rất lôi cuốn nhưng các mẫu có sẵn có thể bị sao chép dễ dàng. Sản phẩm nguyên bản không những tạo ra một thông điệp ấn tượng về công ty của bạn mà còn làm cho công ty của bạn phân biệt với các công ty khác.

Tránh các phong cách chạy theo mốt. Nếu bạn thiết kế lại logo cũ của mình, có thể bạn sẽ gây bối rối cho khách hàng, hoặc tệ hơn là làm cho logo thay đổi từ từ, thời gian có thể lên tới hàng năm. Tuy nhiên, không nên thay đổi logo nhiều lần. Tốt nhất bạn nên chọn một logo có thể tồn tại trong vòng 10 đến 20 năm, hoặc có thể lâu hơn. Đó là tiêu chuẩn của một logo tốt.
Màu sắc
Một điều bạn cần phải cân nhắc là việc tạo màu cho logo trên các chất liệu khác nhau sẽ rất tốn kém. Nhìn logo năm màu của bạn thật tuyệt, nhưng sẽ không còn hấp dẫn nữa khi bạn phải tính đến chi phí để in trên giấy. Nó cũng không tốt trên các chất liệu chỉ cho phép thể hiện một hoặc hai màu. Cố gắng không dùng quá 3 màu trừ khi bạn thấy thực sự cần thiết.
Logo của bạn có thể xuất hiện trên biển hiệu, quảng cáo, tài liệu, phương tiện chuyên chở và bao bì... Chú ý là một số trong số đó bị giới hạn về màu sắc. Bạn hãy xem xét logo của bạn dưới các dạng một màu, hai màu và ba màu.
Thuê người thiết kế
Trong khi việc bạn nghĩ ra các ý tưởng về logo của mình là một bước quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh cho công ty bạn thì việc tự bạn cố thử tạo ra một logo một cách hoàn chỉnh sẽ là một sai lầm. Cách tốt nhất là thuê một công ty thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng có hàng ngàn người thiết kế hành nghề tự do có thể lấy giá thấp hơn nhiều. Những công ty có ngân sách hạn hẹp nên tham khảo kỹ để tìm ra một nhà thiết kế phù hợp.
Nhưng đừng thuê ai đó chỉ vì giá thấp. Hãy tìm một nhà thiết kế quen thuộc với lĩnh vực của bạn. Nếu giá vẫn quá cao, "hãy nhớ rằng một logo tốt có thể tồn tại trong vòng 10 năm. Nếu bạn xem xét rằng việc trả dần chi phí đó trong khoảng thời gian 10 năm thì giá đó dường như cũng không tồi".
Sử dụng và gìn giữ logo của bạn
Khi bạn đã tạo được một logo mà thông qua đó người tiêu dùng thấy được lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn, bạn đừng quên đăng ký xác lập quyền cho nó để tránh việc các công ty khác sử dụng.
Sau khi logo của bạn được Nhà nước bảo hộ, bạn có thể sử dụng logo này trong quảng cáo, trên các loại giấy tờ giao dịch, trên sản phẩm.... nhằm tạo hình ảnh của công ty của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết rằng, việc xây dựng logo cũng chỉ là một khâu trong bước đầu của việc phát triển thương hiệu của công ty bạn.
Theo vietcms.com

Thiết kế Bìa sách: 6 bước cơ bản

Thiết kế Bìa sách: 6 bước cơ bản

Không thể đánh giá nội dung cuốn sách qua trang bìa, nhưng bìa sách chính là điểm bắt mắt đầu tiên. Một bìa sách thiết kế ấn tuợng sẽ quyết định đến hứng thú mua sách của người đọc. Với các nhà thiết kế bìa sách, việc tư duy sáng tạo để cho ra đời một bìa sách đẹp cũng giống như việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật phải được đa số công chúng đón nhận. Mỗi bìa sách sẽ mang lại cho người đọc một thông điệp, một cảm xúc, một chỉ dẫn về cách tiếp cận tinh thần tác phẩm...
Bản thân bìa sách phải thể hiện được tinh thần của tác phẩm thông qua sự cảm nhận tinh tế của người thiết kế. Có thể bạn sẽ chỉ quan tâm cuốn sách này của tác giả nào, nó có phục vụ cho nhu cầu đọc hiện tại của bạn không màchẳng bao giờ để ý đến ai làngười đã thiết kế ra bìa cuốn sách đó. Nhưng thật ngạc nhiên khi bạn bỏ tiền ra mua cuốn sách chỉ vì bìa của nó quá hấp dẫn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của một bìa sách.
Tiếp cận với công việc thiết kế bìa sách quả thực không dễ dàng nhưng với niềm say mê, có thể bạn sẽ chọn được một nghề hấp dẫn.

Gợi ý để thiết kế một bìa sách.
Những thứ bạn cần nắm rõ:
- Nội dung cuốn sách
- Phần mềm thiết kế mà bạn chọn ( Illustrator, Photoshop, Corel…)

Bước 1:
Sưu tầm những bìa sách mà bạn thích, tìm kiếm trên mạng Internet là cách thức đơn giản và nhanh chóng, bạn sẽ tìm thấy nhiều bìa sách nước ngoài thật sự hấp dẫn. Ngoài ra, thử lượn một vòng qua các hiệu sách để ngắm sự phong phú về hình thức của các cuốn sách, và hãy tự hỏi liệu cuốn sách tương lai của bạn có thể cạnh tranh được không?

Bước 2:
Hãy đọc kỹ nội dung cuốn sách mà bạn sẽ thiết kế bìa. Sẽ thật buồn nếu cuốn sách của bạn chỉ có vẻ ngoài hào nhoáng mà chắng dính dáng gì đến nội dung bên trong.

Bước 3:
Bạn quyết định đưa ra ý tưởng dù lớn hay bé cho bìa sách của mình. Làm thế nào để thể hiện trọn vẹn nội dung của hàng trăm trang sách chỉ trong một bức hình? Đây là bước thực sự quan trọng đối với người thiết kế. Sau khi tìm ra ý tưởng bạn tiến hành tìm hình ảnh minh họa và hãy sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa để thể hiện ý tưởng của mình.

Nếu đó là một cuốn tiểu thuyết hoặc một bài viết về sự kiện có thật, bạn có thể tìm ra hình ảnh tiêu biểu giới thiệu tốt nhất về cuốn sách. Ngoài ra hãy lưu ý đến kích cỡ của cuốn sách, nó sẽ làm bạn phải cân nhắc khi lựa chọn hình minh họa cho cuốn sách. Sự biến đổi nhẹ nhàng trong các chữ cái có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa biểu đạt khác nhau. Chẳng hạn, những nét chữ thanh mảnh dùng cho tiểu thuyết khoa học viễn tưởng sẽ không phù hợp, trong khi font chữ nghiêng lại có thể tạo hiệu ứng tốt.

Bước 5:
Thử nghiệm với việc phối hợp các màu sắc khác nhau cho các chữ cái, đường viền và bất kỳ yếu tố thiết kế nào. Bạn hãy nhớ rằng màu sắc là yếu tố cũng quan trọng không kém gì hình ảnh và font chữ.


Bước 6:
Đừng quên gáy sách, bạn không thể xáo tung cả giá sách chỉ để tìm một cuốn sách để gáy trắng. Thiết kế gáy sách thường bị xem nhẹ nhưng trên giá sách, nó lại là thứ người ta để ý đến đầu tiên.
dohoavietnam (sưu tầm)

Để đạt hiệu quả cao khi thiết kế Brochure

Để đạt hiệu quả cao khi thiết kế Brochure

Brochure và những tài liệu phục vụ cho marketing khác của công ty bạn đóng vai trò quyết định trong việc tìm kiếm khách hàng mới và giữ khách hàng cũ. Brochure còn là một cuốn cẩm nang bỏ túi, là một cuốn Catalogue gọn gàng trong đó giới thiệu doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh cũng như các chiêu PR của bạn đến khách hàng một cách thu hút, đa dạng và hiệu quả.

Doanh nghiệp cần một ấn phẩm tự giới thiệu vì hai lý do:

1. Độ tin cậy
Khách hàng mong mỏi một công ty thực thụ phải có ấn phẩm về công ty. Bỏ tiền in ấn danh thiếp và letterhead… để được gọi là công ty chẳng khó gì. Nhưng nếu một doanh nghiệp đã lăn lộn trên thương trường thì nhất định phải có brochure.

2. Tiết kiệm thời gian:
Khách hàng muốn đem những ấn phẩm được biếu về nhà đọc trong thời gian rảnh. Dù bạn có thể hướng dẫn họ truy cập vào trang web của mình, nhưng một brochure hỗ trợ rất nhiều trong việc giới thiệu cho khách hàng sản phẩm dịch vụ mà họ có thể được hưởng, hoặc chỉ ra lý do vì sao họ nên mua sản phẩm từ doanh nghiệp bạn. Brochure cũng hỗ trợ cho việc quảng bá hình ảnh và cũng có thể sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho việc kinh doanh thông qua nhà phân phối. Tóm lại, một cuốn brochure tốt sẽ đem lại cơ hội kinh doanh.
Dù bạn không phải là nhà thiết kế nhưng nếu bạn nắm được những điều cơ bản dưới đây bạn sẽ kết hợp trôi chảy hơn với đơn vị thiết kế để bạn có thể có được một chuốn brochure hiệu quả & tiết kiệm nhất.

Marketing và tăng doanh số bán hàng.

Về nội dung:

- Biết người đọc muốn gì
Một Brochure phải được viết theo quan điểm của người đọc. Điều đó có nghĩa là thông tin phải được trình bày đúng trình tự. Hãy phân tích cho người đọc muốn biết gì. Cách đơn giản để thực hiện là ấn định trình tự cho các câu hỏi của người đọc. Ví dụ bạn sở hữu một trung tâm trị liệu có các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và muốn khuyến khích người đọc gặp gỡ để được tư vấn và trị liệu. Sau khi biết thông tin về doanh nghiệp bạn, người đọc sẽ nảy ra một loạt thông tin để giải đáp trước khi đặt một cuộc hẹn. Brochure của bạn phải giải đáp được các câu hỏi đó theo một trình tự logic. Cách hiệu quả để tổ chức lại các điểm chính là viết ra những cây hỏi mà khách hàng tiềm năng có thể hỏi, và chuẩn bị giải đáp in trong brochure.

- Thu hút sự chú ý của người đọc
Trang đầu tiên của brochure là tờ bìa. Đừng phạm phải sai lầm thông thường là sử dụng từ chuyên môn để diễn tả dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Hãy nghĩ về lợi ích của khách hàng và thể hiện nó bằng câu chữ khiến người ta phải tò mò mở ra xem. Thêm vào đó có thể là một thư mời, một bảng báo cáo hay một bảng giảm giá đặc biệt... Chỉ đặt biểu tượng công ty hay tên sản phẩm trên trang đầu thì ít mang lại tác dụng thiết thực.

- Trang mục lục
Trong một quyển Brochure dày từ tám trang trở lên thì nên có mục lục. In mục lục với cách trình bày tách biệt với nội dung còn lại của brochure. Chọn ra những vấn đề quan trọng nhất để đưa vào mục lục.

- Miêu tả sản phẩm
Để miêu tả sản phẩm, hãy liệt kê các đặc trưng về sản phẩm và giải thích lợi ích của mỗi điểm. Ví dụ : Bánh được làm từ công thức gia truyền, có nghĩa là sẽ thơm ngon hơn ». Cần lưu ý rằng người mua sản phẩm không phải lúc nào cũng là người sử dụng nó, vì vậy nên giới thiệu đầy đủ các lợi ích tương ứng với mỗi đặc điểm của sản phẩm.

- Cung cấp thông tin bổ ích
Một Brochure chứa đựng nhiều thông tin bổ ích sẽ khiến người đọc cất giữ lại và chia sẻ thông tin với người khác. Nếu bạn cung cấp sơn nước thì việc cung cấp những thông tin về phối màu, hướng dẫn cách sơn, những mẹo nhỏ của các chuyên gia ...sẽ rất hữu ích. Nếu bạn kinh doanh sản phẩm chăm sóc da, bạn nên chỉ ra các mẹo nhỏ về trị mụn, trị khô da và những vết nhăn.

- Tạo phong cách riêng
Một diễn giả từng trải khi nói chuyện trước đám đông sẽ chọn ra gương mặt trong đám đông đó để hỏi chuyện. Mối liên hệ giữa một người cụ thể đó giúp cho diễn giả thể hiện cuộc nói chuyện của mình sống động và có tính chất cụ thể hơn so với cách luôn nhắm tới một rừng khuôn mặt. Tương tự như vậy, các từ ngữ dùng trong brochure nên nhằm vào một đối tượng tưởng tượng. Vì sao ? Vì nên biểu lộ rằng « Tôi đang nói chuyện với một mình anh thôi »để đạt được hưởng ứng.

- Thêm chút màu sắc
Đừng để quyển brochure của bạn xa rời thực tế. Hãy để người đọc chia sẻ cảm xúc. Không có lý do gì một tập brochure về máy tắm nước nóng cứ phải bàn tới bàn lui về cách vận hành máy. Hãy nói về những đêm mưa lạnh tê tái và những buổi làm việc căng thẳng. Hãy gây cảm xúc cho khách hàng để họ không cẩm được lòng và chấp nhận mua ngay sản phẩm.

- Mục đích của bạn là để bán hàng
Hãy nhớ không phải ai cũng muốn được chỉ giáo về mọi khía cạnh của sản phẩm hay dịch vụ của bạn cả, nói gì tới các chi tiết về quá tình sản xuất. Đừng phí thời gian liệt kê những điều không mong đợi của khách hàng.

- Hãy nói về nhu cầu của người đọc
Đừng sa đà vào mối quan tâm của chính bạn, mà phải hướng về người đọc. Đây là vài dòng trong quyển brochure của công ty bảo hiểm : « Bảo hiểm là ngành kinh doanh phức tạp. Công ty chúng tôi ra đời năm 1975 để giúp khách hàng tìm ra giải pháp bảo hiềm phù hợp với nhu cầu. Trong 20 năm qua chúng tôi đã bán bảo hiểm cho khối lượng khách hàng đũ mọi thành phần... »Thay vì nói rằng công ty có thể làm gì được cho khách hàng mà chỉ toàn nói về mình thôi thì liệu có tác dụng gì đáng kể ?

- Định hướng
Mỗi quyển brochure có thể sắp xếp sao cho người đọc có thể tìm ngay ra thông tin họ cần. Đặt các tiêu đề hay mục hướng dẫn rõ ràng trong cả quyển brochure sao cho chúng đều nói được rằng : « Ê, hãy chú ý đến tôi ».

- Kêu gọi hành động
Bất kể bạn sắp xếp brochure của mình như thế nào, chỉ có một cách duy nhất ép nó lại là kêu gọi hành động. Nếu muốn được người đọc hồi âm, hãy để lại thông tin liên lạc. Để tăng cường tác động kinh doanh của brochure, bạn nên đề cập đến lời chào hàng và một phương thức hồi âm trên mỗi trang brochure.

Về thiết kế:

- Thiết kế một cách sáng tạo:
Ai bắt buộc Brochure phải có khổ chữ nhật A4 ? Bạn bán xe hơi ư ? Hãy thử thiết kế một brochure hình chiếc xe hơi. Còn bán dụng cụ thể thao thì thiết kế brochure theo hình trái bóng hay cây vợt chẳng hạn. Vận dụng sức tưởng tượng khi thực hiện brochure có thể thu hút hiệu quả cao hơn. Hãy thử đủ kích cỡ , mỏng, dày, cao, ngắn hay hình dạng vuông tròn xem sao. Chỉ có một giới hạn duy nhất là chi phí in brochure có quá tốn không thôi.

- Đặt câu thông điệp ở trang bìa đầu tiên (phương châm bán hàng, phương châm phục vụ, khẩu hiệu, câu hỏi gợi ý, những gì hay nhất công ty bạn có …).
Đây là “quy luật” quan trọng nhất của brochure, nhưng thật lạ ở chỗ, có ít người nhận ra điều này. Trang bìa của brochure đóng vai trò giống như dòng tít của một mẫu quảng cáo. Cứ 5 người thì có đến 4 không thực hiện đúng như vậy. Nếu như bạn cứ để đến trang trong mới đề cập đến chuyện bán hàng thì bạn đang bỏ phí đến 80% tiền in brochure.

- Chọn hình ảnh biểu đạt được những ý cần thiết
Một bức ảnh hay miêu tả hình ảnh công ty bạn tốt hơn là dùng từ ngữ.

- Luôn luôn chú thích cho hình ảnh
Sau trang bìa, các mục chú thích được khách hàng đọc nhiều nhất.

- Bố cục rõ ràng, làm nổi bật những ý quan trọng
Nói ra thì nghe có vẻ đơn giản vì ai cũng biết đến điều này rồi. Như khi bắt tay vào thiết kế, bạn sẽ thấy nó khó khăn ở chỗ mọi người cứ thích đưa càng nhiều chi tiết vào càng tốt. Đừng ngại bỏ bớt những chi tiết phức tạp, rườm rà. Hãy tập trung vào bạn có gì hay, nó được phục vụ như thế nào, có khuyến mãi gì không, tư vấn ở đâu, địa chỉ trụ sở và các chi nhánh, có được dùng thử không, hậu mãi ra sao v…v… Còn nếu công ty bạn là một công ty lớn, có quá trình phát triển lâu dài, có nhiều giải thưởng về chất lượng và có nhiều khách hàng lớn thì cũng đừng nên trình bày dài hơn một trang.

- Dùng hình chụp thay vì hình vẽ
Theo các cuộc thăm dò, những bản thiết kế dùng ảnh chụp (photo) làm cho số lượt khách gọi đến cao hơn 26% so với bản thiết kế dùng hình vẽ (illustration drawing).
Đối với những ngành hàng thông dụng, ảnh chụp gợi trong tâm trí người xem những hình ảnh thực và sống động. Còn những hình vẽ chúng ta nên dùng trong lĩnh vực nghệ thuật, thời trang v…v… lúc đó brochure của bạn sẽ có “style” hơn.

- Làm cho brochure của bạn đáng để lưu giữ
Brochure của bạn được giữ lâu chừng nào thì nó còn sức mạnh bán hàng. Giấy dầy và được thiết kế hấp dẫn, có nhiều thông tin hay giúp cho brochure của bạn được khách hàng “để dành” tham khảo. Thậm chí họ còn dùng nó để đựng tài liệu như một cái folder.

- Mang lại sự hảo hạng cho sản phẩm
Trong nhiều trường hợp, brochure là sản phẩm của bạn, hay gần như là một nhân viên bán hàng. Bạn đã đầu tư cho sản phẩm của mình thì cũng phải đầu tư cho bộ mặt của nó.

- Mời khách đặt hàng
Việc này đơn giản thôi. Thông tin liên hệ với công ty bạn phải được trình bày rõ ràng, trang trọng và nên được bố trí ở nơi riêng biệt. Sau đó bạn cũng ghi rõ rằng bạn muốn gì: muốn khách hàng gọi điện, liên hệ qua website hay email… nhớ kèm theo giờ phục vụ càng tốt
dohoavietnam (sưu tầm)

Khái niệm về Brochure

Khái niệm về Brochure

Brochure là một dạng ấn phẩm quảng cáo (có thể hiểu nôm na là một quyển sách nhỏ và mỏng hay một tập sách) chứa đựng và bao gồm những thông tin giới thiệu chung về sản phẩm nào đấy, về các sự kiện, những địa điểm du lịch nổi tiếng, hình ảnh… mà nhà thiết kế Brochure muốn gửi gắm đến những người được xem là khách hàng mục tiêu của họ. Brochure được gọi một cách việt hóa là tờ gấp quảng cáo.

Về kích thươc, một Brochure thông thường được trình bày ở Kích thước A4 (21X29.7)cm.
Brochure quảng cáo chuẩn thường sử dụng 4 gam màu được in trên loại giấy bóng và dày nhằm tạo ấn tượng ban đầu về chất lượng đến người xem.
Brochure được thiết kế theo nhiều dạng khác nhau, nhưng thông dụng nhất là Brochure dạng Bi-fold và dạng Tri-fold (gấp đôi và gấp ba).

Ngày nay, Brochure được ví như một sứ giả quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, so với một số ấn phẩm quảng cáo khác như Flyer, Handbill thì Brochure vẫn mang đậm giá trị về mặt chất lượng và nghệ thuật hơn bởi cấu trúc được thiết tạo của nó (sử dụng loại giấy có chất lượng tốt hơn, được gấp xếp lại như một tập sách với màu sắc đa dạng và hấp dẫn hơn).

Những bí quyết thành công khi thiết kế Brochure

Những bí quyết thành công khi thiết kế Brochure

Công ty của bạn đang có kế hoạch thiết kế một Brochure nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của mình? bạn đang cân nhắc nên làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi một thông điệp bạn đưa ra phải thật ấn tượng với người xem, nếu không bạn sẽ gặp thất bại trong việc kinh doanh và thu hút khách hàng. Sau đây là những bí quyết để thiết kế một sản phẩm brochure đạt hiệu quả cao.

Hiểu khách hàng
Trước khi bỏ thời gian vào kế hoạch thiết kế catalogue hay brochure, phải chắc chắn rằng bạn hiểu về khách hàng của mình. Tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn? Điều quan trọng nhất là sản phẩm đó mang lại lợi ích gì cho họ? Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết cho họ những vấn đề quan trọng gì? Nếu bạn không có câu trả lời cho những câu hỏi trên, hãy hỏi. Nói chuyện với những đại diện bán hàng của công ty, với khách hàng. Sử dụng những câu trả lời trên để giúp đưa ra quyết định những lợi ích nào nên được thể hiện trong catalogue và brochure.

Không nên dùng hình ảnh văn phòng, công ty bạn để làm bìa cho brochure
Đồng ý rằng bạn tự hào về sữ bề thế của toà nhà và sự phát triển của công ty bạn nhưng khách hàng thực sự không quan tâm bạn tự hào thế nào về chúng. Họ chỉ quan tâm xem sản phẩm, dịch vụ của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không. Đừng lãng phí không gian, hãy sử dụng để bán sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua hàng.

Lấy khách hàng làm mục tiêu
Khách hàng thường không quan tâm đến công ty cũng như sản phẩm của công ty bạn. Họ chỉ quan tâm tới chính họ và công việc của họ. Thu hút sự chú ý của họ, brochure cần phải hướng tới những lợi ích làm họ thích thú khi họ mua hàng hoá, dịch vụ từ bạn. Nhớ rằng, khách hàng không mua máy điện thoại trả lời tự động để ghi âm cuộc gọi. Họ mua máy trả lời tự động để không bị lỡ bất kỳ cuộc gọi quan trọng nào cả.

Dùng những đề mục, minh họa mà khách hàng quan tâm
Trung bình người đọc chỉ mất khoảng 5 giây để nhìn lướt qua bìa của catalogue hoặc brochure và quyết định nên hay không nên đọc nó. Nếu tiêu đề hoặc hình ảnh trên bìa gây nhàm chán, người nhận sẽ khó mà mở tiếp brochure ra xem.
Ví dụ, Người xem nhìn thấy người trình bày đang viết trên biểu đồ doanh thu dòng đề mục “bố trí người đúng việc để đạt được mục tiêu”, nghe có vẻ như cuốn brochure sẽ bị bỏ vào thùng rác. Nhưng nếu thay bằng hình ảnh một doanh nhân với sự đồng tình của một nhóm hợp tác và với dòng đề mục “huấn luyện đội của bạn giành được miếng bánh lớn” nghe có vẻ như sẽ gây được sự chú ý hơn.

Nhấn mạnh đề mục chính trong brochure
Một khi brochure của bạn đã được người nhận mở ra xem thì việc tiếp theo họ sẽ xem lướt qua những dòng đề mục trong đó. Sử dụng những đề mục này để duy trì sự quan tâm xuyên suốt tài liệu này.

Khuyến khích hành động sau khi xem
Sau khi người xem quan tâm tới cái bạn bán, bạn phải thực hiện bước kế tiếp sau: nói với họ việc họ cần làm để có sản phẩm, dịch vụ đó. Không để khách hàng phải tìm kiếm số điện thoại của bạn và gọi bạn. Nếu bạn không nói cho họ việc họ cần làm để có sản phẩm đó, họ có thể sẽ gọi cho nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác thay vì gọi cho bạn.
Nếu bạn không thuyết phục người xem hành động ngay và cũng không đưa ra được lý do khiến họ hành động vậy, mọi nỗ lực gây sự chú ý, quan tâm và mong muốn có được đều đã bị lãng phí. Khách hàng sẽ chuyển sang thứ gì đó làm họ bị thu hút hơn và sẽ quên hết về bạn. Một vài đề nghị thông thường để khách hàng mua hàng ngay đó là đưa ra lời đề nghị giảm giá đặc biệt, tặng quà cho những đơn hàng, hoàn lại tiền cho khách hàng trong thời hạn xác định… Một số khác không đưa ra các hình thức giảm giá và tặng quà thay vào đó nhắc khách hàng hành động ngay vì số lượng có hạn (nếu thực sự là vậy) hoặc giá của sản phẩm sẽ tăng…

Rõ ràng, chi tiết mục liên hệ
Chắc chắn rằng thông tin liên hệ phải thật dễ thấy trong brochure. Nó bao gồm cả số điện thoại liên hệ miễn phí (nếu có) hoặc một vài cách nào đó khách hàng dễ dàng liên hệ với công ty bạn khi họ cần.
dohoavietnam (sưu tầm)

Kaboom Exploding Text

Kaboom! Exploding Text

Posted in Design on February 14, 2008 – 10:52 am by Gabriel

Kaboom! Exploding Text

Hey good people, Gabriel here with another Photoshop tutorial. Explosions are always nice to watch, but it’s even better to blow up stuff yourself. This is why I am going to teach you how to make your own exploding text that you can show off to your friends.

For this tutorial we’re going to use a little bit of 3D Studio Max, so make sure you have it and that you know your basics before you start. We’re also going to use textures, which you can grab from sxc.hu. That’s about it, everything else we’ll be creating ourselves. Now, does that sound cool or what?

Step 1

Create new document (Ctrl+N), any size (I used 900×600), then fill up the layer with #000000. Name this layer“Background”. Create new layer (Ctrl+Shift+N) and fill it with #090e12. Name the layer “Bg Light” and add a layer mask to it. With the mask selected, grab the Gradient (G) tool, set it to Radial Gradient, press D to reset the foreground and background colors to default and drag the Gradient tool from the center of the document towards the edge to get a circular light effect.

Kaboom! Exploding Text

Step 2

Time to create some fog/smoke. Create a new empty layer, name it “Smoke”. Make sure you’ve got the default colors on (press D), go to Filter › Render › Clouds. Set the blending mode to Soft Light.

Kaboom! Exploding Text

Step 3

Time to insert our 3DS Max rendered text. Unfortunately how to achieve the text effects in 3DS Max is not the object of this tutorial, so you must know your way around it before you actually start this tutorial. Basic directions would be to create the text letter by letter, arranging each one in a different position as if they’d be blown away. Give it a Bevel modifier, set up the lighting and an optional camera for rendering angles. Set up the materials so that the text reflects the environment to give it that cool shiny effect. Render it at 1600×1200 or more so that it will be easier to cut out the background in Photoshop without any weird edges.

Anyway, we’ll be creating everything else in relation to this text so after you cut out the background, paste it in your document and adjust its size accordingly. Let’s name this layer “Kaboom” and set its Blending Mode toLuminosity for later on.

Kaboom! Exploding Text

Step 4

Next up, we’re going to create some smoke effect behind the text. Create a new layer below the Kaboom layer, select the Lasso tool (L) and draw up a distorted selection around the text. Feather (Ctrl+Alt+D) the selection by, say, 30px, then go to Filter › Render › Clouds. Press L to bring up the Levels window and play with the Red, Green and Blue levels until you get an orange color with strokes of reddish orange here and there. Set the layer style to Pin Light, duplicate the layer, Transform it (Ctrl+T) and flip it horizontally. Duplicate the layer again and set its Blending mode to Hue.

Kaboom! Exploding Text

Step 5

Some more smoke and light effects. Grab the lasso tool again and draw a selection in the same way you did onStep 4, except this time draw it in a more “circular” shape (meaning not so spread horizontally). If this explanation fails to do it, just take a look at the image below :) Feather the selection again by 30-40px and fill it up with clouds (Filter &rsaquo Render › Clouds). Set the Blending Mode to Color Dodge, now duplicate that layer and set its blending to Hue. Create a new Levels Adjustment Layer Adjusment Layer Button above the last layer we just made and press Ctrl + Alt + G to group it with the layer below. This gives the effects created with the adjustment layer only to the grouped layer. Set it as you see below:

Kaboom! Exploding Text
1 2 3 4

Now you should have the following result, or similar:

Kaboom! Exploding Text

Step 6

Next we will add motion effect to the text. Duplicate the Kaboom layer, go to Filter › Blur › Radial BlurAmount: 10, Blur Method: Zoom, Quality: Best. Apply a circular gradient layer mask, then set Blending Mode to Overlay. Duplicate the Kaboom layer again, apply a Radial Blur as follows: Amount: 40, Blur Method: Zoom, Quality: Best, give it the same type of mask as above and set the Blending Mode to Overlay. Press Ctrl + L to play with the Levels and give it a bit of a golden color. Duplicate the Kaboom layer one last time, apply a Radial Blur of 80, same other settings as above, bring up the Layers window (Ctrl + L) and give it an orange type of color. Move this layer below the Kaboom layer.

Kaboom! Exploding Text

Step 7

Let’s add one more light burst effect. Create a new layer, grab the Lasso tool and draw a selection with an irregular shape. Feather the selection (Ctrl+Alt+D) with about 20px, then press Ctrl + L and give your shape a red-ish color (view the images below for details). Give it a Radial Blur of about 80, Blur Method: Zoom, Quality: Best. Duplicate this layer and press Ctrl + T to transform it, scale it to about 70% then modify the Levels (Ctrl + L) to give it a light orange color. Duplicate this layer once.

Kaboom! Exploding Text
1 2 3 4

Step 8

Time for some more light effects. Create a new layer. Select the Pen tool (P), make sure you have the Pathsmode selected and draw a wavy shape like in the image below. Select the Brush tool and set it like shown below.

Kaboom! Exploding Text
1 2 3 4 5

Select the Pen again, right-click and select “Stroke Path”, then select Brush from the drop-down menu and make sure you have “Simulate Pressure” checked, then click OK. You should now have something that looks similar to the swirl in the image below. Give it a Color Overlay of #ffdf72, then select and erase the areas shown below to give the swirl a 3D effect, as if it would revolve around the text. Add a Mask to this layer, select the Gradient toolwith a linear gradient and use it on the mask so that the swirl is transparent in the middle and opaque on the edge. Duplicate this layer and using the Gradient tool draw the same type of gradient, but in such a way so that the swirl is still transparent in the middle, but opaque on the opposite edge.

Kaboom! Exploding Text

Create new layer, grab the Brush tool and set it pretty much the same as above, except that you should use a larger size brush, say 10-15 and Scattering should be about 600%. Use the brush a couple of times until you get an effect like the one below.

Kaboom! Exploding Text

Step 9

And for our final step, we’ll add some texture. I got my texture from sxc.hu but you don’t have to use the same one, you can use any texture you think would work. Select the Kaboom layer, paster your texture in the document, scale it down a bit so that the texture details are sharp, set the layer blending mode to Multiply.

Kaboom! Exploding Text

Holding Ctrl click on the thumbnail of the Kaboom layer to create a selection after its shape, then click the Add Layer Mask button to do just that, add a layer mask in the shape of the text. This ensures the fact that our texture does not flow outside the boundaries of the text.

Kaboom! Exploding Text

And there you have it: exploding text. :) I hope you enjoyed it at least as much as I did making it. If you’ve got any thoughts, comments or critiques please do leave a comment – I love to hear from you. :) If you happen to have an idea for one of my next tutorials, don’t be shy, let me know and if it’s interesting enough I will try to make it happen for you.

Happy Valentine’s Day, by the way!

Tổng hợp thủ thuật tạo hiệu ứng text trong Photoshop

Tổng hợp thủ thuật tạo hiệu ứng text trong Photoshop


Tạo Hiệu ứng 3D Text
Xem bài hướng dẫn

Tạo chữ hiệu ứng nổ
Xem bài hướng dẫn

Hiệu ứng 3D Logo
Xem bài hướng dẫn

Hiệu ứng 3D Typog­ra­phy
Xem bài hướng dẫn

Tạo hiệu ứng 3D Text Phong cảnh
Xem bài hướng dẫn

10 tác phẩm ấn tượng của những cao thủ Photoshop

10 tác phẩm ấn tượng của những cao thủ Photoshop











Cách vẽ một quả táo màu xanh rất ngon mắt với PS

Đây là hình Quả táo sau khi hoàn thành. Trông rất ngon phải không các bạn.
Nào chúng ta hãy bắt tay vào việc tạo ra nó nhé.

Bước1:
Tạo một file mới với các thong số như hình dưới:


Bước 2:
Tạo một Layer mới đặt tên là "Qua tao", tiếp theo dùng công cụ Elliptical Marquee Tool tạo một vùng chọn hình tròn rồi dùng công cụ Gradient Tool với thiết lập Foreground Color #88cc33 and Background Color #005522 tô lên vùng chọn để được kết quả như hình dưới.
Bước 3:
Áp dụng Shadow layer style với các thông số Blend Mode set to Multiply, Opacity at 75%, Angle set to -90 degrees, Distance set to 45 pixels, and Size set to 80 pixels. (xem hình dưới)

Bước 4:
Tạo một layer mới với tên "Texture." nhấn giữ phím Ctrl và click vào Layer "Qua tao" để load lại vùng chọn. Vẫn sử dụng 2 màu ở bước 1 để áp dụng bộ lọc Filter > Render > Clouds.
Tiếp theo áp dụng Filter > Distort > Spherize, với thông số Amount to 100% and Mode to Normal.
Chỉnh lại Layer Blending Mode ở chế độ Soft Light. Kết quả như hình dưới.

Bước 5:
Tạo một Layer mới với tên là "Dots." Dùng Brush Tool và đặt Foreground Color = #ccdd99.
Master Diameter= 5 , Hardness=100, sau đó Click để tạo nhiều dấu chấm lên bề mặt hình quả táo.
Vào Filter > Blur > Motion Blur, Thiết lập Angle = 90 degrees, Distance= 3 pixels. Tiếp theo vào Filter > Distort > Spherize,thiết lập Amount= 100, Mode= Normal rồi nhấn áp dụng. Nhấn Ctrl + Phím D để bỏ vùng chọn. Kết quả như hình dưới.
Bước 6:
Tạo một Layer với tên là "Dent". Dùng công cụ Elliptical Marquee tạo một vùng chọnnhư hình dưới, đổ màu trắng rồi bỏ vùng chọn. Tạo một Layer khác vơi tên "Dent Shadow." sau đó tạo vùng chọn hình elip và đổ màu đen cho nó.
Nhấn phím Alt và Click vào đường rang giới giữa layer "Dent Shadow" và "Dent" layers trong Layers Palette. Nhấn phím Del để xóa nó. Khi đó Layer "Dent" sẽ là Clipping Mask cho layer "Dent Shadow". Tiếp theo vào layer "Dent" trong Layers Palette và đặt Blending Mode= Multiply.
Trở lại layer "Dent Shadow" và áp dụng bộ lọc Gaussian Blur filter với radius = 17 pixels. Chỉnh Layer Opacity = 75%. Chú ý điều chỉnh thông số Radius của Gaussian Blur filter tránh để lại vết trên hình tròn (xem hình dưới).

Bước 7:
Bây giờ ta sẽ tạo thêm các hiệu ứng ánh sáng cho quả táo nhé .
Tạo một Layer mới và đặt tên là "Highlight 1.". Dùng công cụ Elliptical Marquee tạo vùng chọn hình elip, như hình dưới, to nó với màu trắng nhé. Tương tự tạo một hình elip lớn hơn (xem hình dưới), sau đó nhấn Delete để xóa phần trắng phía trên. Bỏ chọn rồi áp dụng bộ lọc Filter > Blur > Gaussian Blur với Radius =10 pixels.


Bước 8:
Tạo một Layer mới và đặt tên là "Highlight 2." Dùng công cụ Elliptical Marquee tạo vùng chọn hình elip, như hình dưới, to nó với màu trắng. Tiếp theo tạo một hình elip lớn hơn (xem hình dưới), sau đó nhấn Delete chỉ để lại phần trắng phía trên (nhớ xóa cả miếng trắng lòi ra phía dưới nhé). Bỏ chọn rồi áp dụng bộ lọc Filter > Blur > Gaussian Blur với Radius =8 pixels.

Bước 9:
Tạo một Layer đặt phía trên layer "Dots" và đặt tên là "Red." Tạo vùng chọn hình tròn và đổ màu Color= #ffbe00. Click đúp vào layer "Apple" để load vùng chọn. Áp dụng Filter > Blur > Gaussian Blur với Radius = 50 pixels. Chỉnh chế độ layer Blending Mode = Hue. Nhấn Ctrl+D để bỏ vùng chọn.

Bước 10:
Tạo một Layer nằm dưới layer "Red" và đặt tên là "Yellow." Tạo vùng chọn hình tròn và đổ màu Color= #fff444 (xem hình dưới). Ctrl+Click vào layer "Apple" để load vùng chọn. Áp dụng bọ lọc Filter > Blur > Gaussian Blur với thông số Radius=50 pixels. Tiếp đó chỉnh Blending Mode = Hard Light và Opacity = 75%. Nhấn tổ hợp Ctrrl+D để bỏ vùng chọn.

Bước 11:
Tạo một layer đặt trên cùng với tên "Reflection." Dùng công cụ Rectangular Marquee tạo vùng và tô màu trắng như hình dưới. Tiếp tục dùng công cụ trên cắt thành 4 hình chữ nhật như hình dưới.

Bước 12:
Vào Palette và tạo một Layer Mask với layer "Reflection" bằng cách Click vào Add Layer Mask button. Dùng công cụ Gradient Tool, để chế độ Linear Gradient. To lên Layer Mask như hình dưới.
Quay lại chọn layer "Reflection" rồi áp dụng bộ lọc Filter > Blur > Gaussian Blur với thông số Radius = 8 pixels. Vào Edit > Transform > Warp, chọn Arc từ presets list, đặt Bend to=20%.

Bước 13:
Tạo một layer vơi tên "Stalk.". Dùng công cụ Pen, vẽ một đường cong hình cuống trái táo như hình dưới. Mở hộp Brushes Palette và thiết lập các thông số theo hình dưới.Kết hợp công cụ tạo vùng chọn để tạo vùng như hình dưới để xóa phần gốc của cuống trái táo.

Bước 14:
Tạo mọt layer mới với tên "Stalk Highlight." Dùng Brush Tool với thiết lập Master Diameter = 5 pixels. Đặt Foreground Color = white. Vào Paths Palette, với Work Path đã được chọn, mở Paths Palette pop-up menu, chọn Stroke Path, thiết lập Tool = Brush, nhấn OK.
Ctrl+ Click vào layer "Stalk" để load vùng chọn. Vào Filter > Blur > Gaussian Blur và áp dụng với thông số Radius = 1 pixel. Thiết lập layer Opacity = 40%.
Chọn layer "Stalk" và áp dụng bộ lọc Filter > Noise > Add Noise. Thiết lập Amount = 3%, Distribution = Uniform, nhớ chọn vào Monochromatic nhé. Cuối cùng hãy bỏ chọn bằng Ctrl+D.
Có thể dùng thêm Burn Tool, (với Master Diameter = 65 pixels và Hardness = 0%), tô cho phần dưới cuống tối đi chút ít (xem hình dưới).

Bước 15:
Bạn tự sáng tạo thê bóng đổ cho cuống và trái táo theo ý các bạn nhé.
Bước cuối cùng để cho hình trái táo tông tự nhiên ta nên thu nhỏ bớt phần dưới quả tao. Trước hết hãy Click chuột phải vào "Apple" group và chọn Merge.Vào Edit > Transform > Warp để chỉnh các góc nhằm tạo hình trái táo như bạn muốn.(xem hình dưới)

Cuối cùng ta thu được hình ảnh hoàn chỉnh của một trái táo thật ngon mắt.
Chúc các bạn thành công!



Dịch bởi: www.netdohoa.com - từ nguồn: psd.tutsplus.com